Thể Công của tôi.

Nhập khẩu cầu thủ ngoại là một phần tất yếu của bóng đá chuyên nghiệp. Hoà vào dòng chảy ấy, có thể thành công, có thể không; nhưng đứng ngoài dòng chảy ấy thì cầm chắc thất bại. Bài học của Thể Công!

Bóng đá Việt Nam thời “tiền chuyên nghiệp”

Thể Công (trái) từng là lò đào tạo cầu thủ số 1 Việt Nam - Ảnh: Phương Tuyên
Thể Công (trái) từng là lò đào tạo cầu thủ số 1 Việt Nam – Ảnh: Phương Tuyên

Các CLB chủ yếu sống dựa vào nội binh “cây nhà lá vườn” và… quan hệ. Khi ấy, Thể Công là một thế lực đáng gờm.

Gạt sang một bên những mánh khoé của cái gọi là “bóng đá trên bàn”, thì với lực lượng hùng hậu của mình, Thể Công vẫn có thể mặc sức làm những gì mà họ muốn.

Thích vô địch ư? Thì đây, 2 Cúp của thế hệ Thế Anh, Cao Cường, 2 Cúp của thế hệ Hồng Sơn, Quang Hà, và năm 1998, đến lượt thế hệ Bảo Khanh, Quốc Trung dù đá “thẳng ruột ngựa” dưới tay HLV Vương Tiến Dũng vẫn cứ đường hoàng lên ngôi cao nhất.

Đã có một thời, các cầu thủ áo lính “chiếm đóng” những vị trí quan trọng nhất trải đều các tuyến của ĐTVN. Người ta gọi ĐTVN là một Thể Công thu nhỏ, là Thể Công và phần còn lại…

Nhưng những ngày vinh quang đó xa rồi!

Bóng đá Việt Nam thời “bán chuyên nghiệp”

Thuê HLV ngoại không phải là việc quá khó với Thể Công
Thuê HLV ngoại không phải là việc quá khó với Thể Công – Ảnh: Minh Hoàng

Các CLB bị cuốn vào vòng xoáy thương trường. Quan hệ thì vẫn còn, nhưng họ đã phải thích nghi dần với việc đứng trên đôi chân của… ngoại binh.

Đi bằng “chân ngoại” kể ra cũng… khoẻ. SLNA trở nên “hung hãn” hơn khi có Enock Kyembe. Nam Định đáng sợ hơn khi có Achilefu, rồi Amaobi. GĐT.LA thực dụng hơn với thủ môn Santos và anh em nhà Rodrigues. HA.GL vừa đánh bóng thương hiệu vừa sưu tầm danh hiệu nhờ “Zico Thái” Kiatisuk…

Không chỉ vun đắp giấc mơ vô địch, các ngoại binh còn là chỗ dựa cho những đội nhà nghèo trong cuộc chạy đua trụ hạng. Đồng Tháp, Hải Phòng lên hạng rồi lại xuống đều đặn như “sứ giả” của 2 giải đấu, nhưng dù ít dù nhiều, họ vẫn có những tia hy vọng hướng về phía Diachenko hay Abdallah…

Chỉ có Thể Công là trung thành với quan điểm hướng nội. Họ sẵn sàng mang về một HLV ngoại (Radovic), nhưng nhất quyết chỉ “xài” cầu thủ Việt. Sự “cố chấp” đó đã khiến Thể Công thua thiệt và rồi tụt dốc không phanh.

Mùa giải 2004, Thể Công ngậm ngùi xuống hạng đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống. Những giọt nước mắt rơi. Những lời trách móc…

Hãy nhìn vào hàng tiền đạo của họ trong mùa giải ấy: ai đá cặp với Phương Nam? Đó là Đình Quý – một cầu thủ bị coi là không kỹ thuật, không tốc độ từ đội hạng Nhất Thanh Hoá “dạt” về. Với lực lượng èo uột như vậy, biết trách ai và buồn cho cái gì cơ chứ???

Từ hạng Nhất, Thể Công hô vang quyết tâm làm lại

Ngày trở lại ngọt ngào của Thể Công - Ảnh: Minh Hoàng
Ngày trở lại ngọt ngào của Thể Công – Ảnh: Minh Hoàng

Với những con người hầu như cũ, với những suy nghĩ không hề mới và với tinh thần còn có phần rệu rã hơn, Thể Công vẫn quyết tâm làm lại.

Cùng với sự sa sút của đội 1, các tuyến đào tạo trẻ của Thể Công cũng mất dần tính hiệu quả. Vậy là trong cuộc khủng hoảng nhân sự, lãnh đạo đội Thể Công đành dùng cả cái uy lẫn sự ngon ngọt của ngành dọc để thâu nạp “nhân tài” từ các quân khu.

Nhưng cái sân sau của Thể Công thì cũng chỉ có thể sản sinh ra những cầu thủ làng nhàng, đủ giúp họ đá bữa nay lo bữa mai. Mở rộng cuộc tuyển quân, Thể Công mang về Lương Phúc (dự bị mút mùa ở Đà Nẵng) hay Trung Kiên (chơi dài ở TMN.CSG)… Nhìn cách lấy người của Thể Công, những ai yêu màu áo đỏ chỉ biết thở dài ngao ngán.

So với những đội bóng kém hơn hẳn về trình độ cũng như truyền thống, nhưng lại “cài cắm” vài ba vị trí “Tây”, Thể Công vẫn mất tự tin. Hậu quả là 2 năm liên tiếp, Thể Công chơi một thứ bóng đá vật vờ, không lo rớt hạng nhưng cũng chẳng khiến ai tin là họ khát khao thăng hạng.

Cái hình ảnh tiêu cực về Thể Công, lo gom góp điểm an toàn để rồi cuối mùa đi… rải điểm, đã có lúc làm cho lãnh đạo “điên tiết” muốn giải thể đội bóng, còn anh em cầu thủ nhiều người thầm mong xảy ra một cú sốc nào đó để bươn chải qua đội khác.

Nhưng rồi ngoại binh đã đến …

Sự góp mặt kịp thời của các ngoại binh đã giúp Thể Công hoàn thành mục tiêu thăng hạng
Sự góp mặt kịp thời của các ngoại binh đã giúp Thể Công hoàn thành mục tiêu thăng hạng

Đúng vào lúc trung chuyển giữa mùa, thời điểm mà các vị trí trụ cột của Thể Công đang yếu nhất, còn tinh thần toàn đội thì dao động như mọi năm, chẳng biết rẽ theo ngả nào, lên chuyển hay ở lại.

“Thể Công lấy về 3 cầu thủ ngoại, nhưng chỉ có Fernando và Fatusi là

2 thoughts on “Thể Công của tôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *