Sống ở quê người dân dựa vào nhau để chung sống. Ví dụ có trộm thì hô hoán lên, cả làng cùng ra bắt, chứ báo công an xã thì thứ nhất là nó chạy mấy rồi, thứ 2 là mấy ông công an xã cũng chỉ là dân làng chứ không phải công an chính quy như công an phường trên thành phố. Có người cần cấp cứu thì thanh niên trẻ khỏe hỗ trợ đưa đi viện. Cả nhà đi chăm bệnh thì nếu trời mưa, hàng xóm sẽ giúp thu dọn quần áo vào trong để khỏi ướt. Cuộc sống của mỗi người luôn gắn với cộng đồng.
Với nơi có lũ, khi lũ về nếu không di tản lên UBND xã, lên trường học… sớm mà muốn bám trụ ở nhà, thì phút cuối vẫn hay chạy sang mấy nhà hàng xóm 2-3 tầng để trú. Những nhà
Nghe qua, thì việc ai đó tự nguyện chia tiền hỗ trợ cho người ít khó khăn hơn nghe rất vô lý.
Nhưng mọi việc không đứng một mình mà luôn tồn tại trong 1 bối cảnh nhất định.
Nhà có khá giả, xây 2 tầng, khi mưa lụt thường đón nhận những hàng xóm không may có nhà ngập tới nóc tới trú tránh tạm vài ngày.
Nhà ở trên cao dự trữ được ít gạo, khi nguy cấp vẫn san sẻ với các nhà hàng xóm bị lũ cuốn sạch gạo thóc, trong 1 vài ngày cứu trợ lương thực từ quân đội chưa tới kịp.
Đôi khi chỉ đơn giản là xin ít củi, mượn bình ga hay mượn cái bật lửa trong mưa lũ.
Sự giúp đỡ này, ngoài tình làng nghĩa xóm, còn là tình thân, vì người trong làng đều có những quan hệ họ hàng, bà con đan xen.
Rồi lũ qua đi, để lại bùn đất rác rưởi đầy đường. Bà con phải cùng chung sức với nhau để quét dọn, không thể nhà nào tự lo nhà nấy, vì đường sá công cộng không có công ty dịch vụ công ích quét dọn như ở thành phố.
Khi bị lụt, những người khá giả có khi lại thiệt hại nhiều hơn.
Khi nguy cấp người ta giúp mình, (và năm sau, chắc chắn mình cũng sẽ còn nhờ người khác), giờ tạm yên và được hỗ trợ, dẫu chẳng ai ép, thì tự mỗi người cũng tự có tâm lý muốn san sẻ 1 phần (không phải chia đều).
Ngoài ra, người dân tự thỏa thuận với nhau là gom lại rồi chia (không đều, người khó được nhiều, người không khó khăn thì được ít) để tránh những cái khó xử đã phát sinh cả chục năm nay:
- Từ thiện thì đoàn đến trước đoàn đến sau, đoàn đầu tiên ưu tiên cho những nhà khó khăn thiệt hại nặng nhất, quà 500k. Đoàn sau tới những nhà ít nặng hơn, quà 5 triệu. Bà con đều thấy không hợp tình.
- Nếu 3 – 4 đoàn đều chỉ dẫn tới phát quà cho những hộ nghèo, thì những hộ cận nghèo không được phần quà nào, trong khi hoàn cảnh chênh lệch nhau không nhiều, làng xóm thấy không hợp tình.
- Khi đi đoàn nào cũng quyết tâm đến tận nơi tìm hiểu từng hoàn cảnh để trao, không nhờ chính quyền vì sợ tiêu cực. Đến nơi mới thấy tự tìm hiểu chắc mất cả tuần còn chưa xong, chưa nói tới chuyện đi từng nhà trao, trong khi dự định chỉ phát trong 1-2 ngày, thôi chọn phương án dễ là nhờ chính quyền đưa danh sách hộ nghèo, hộ thiệt hại nặng để trao. Lúc này có bất cập gì lại đá về chính quyền.
Lũ năm nào cũng có. Vấn đề này có thể gặp ở năm đầu tiên, năm thứ 2. Khi lũ qua đi, bà con lại có thêm những giải pháp để tránh những khúc mắc phát sinh. Và thống nhất nguyên tắc giải quyết để hài hòa nhất, để cho mùa mưa lũ những năm tới dẫu mưa không thuận, gió không hòa thì bà con vẫn hòa vẫn thuận. Và giải pháp gom chung tiền rồi chia nhiều ít theo tiêu chí đã thống nhất TỪ TRƯỚC của toàn dân trong thôn, là giải pháp được rút ra qua hàng chục mùa mưa lũ, không phải năm nay.