Chọn lọc thông tin

Nếu ai từng đọc bài “bàn về bài viết Tiền Đồng VN đang ở đâu” có lẽ đều biết đến cái tên Trần Đông Chấn – tác giả của bài viết mà tôi phản biện. Ngày đó ngoài bài viết gốc của ông “Chấn”, tôi còn thấy bạn bè tôi đăng tải lại trên blog của họ, một số người bạn khác được đồng nghiệp gửi bằng email, như thể rằng đó là 1 nghiên cứu giá trị. Bỏ qua các luận chứng thiếu logic mà tôi đã phản biện, ở cuối bài viết ta có thể bắt gặp ngay 1 câu ám chỉ (“có một con đường như thế”) mà tôi gọi đó là ‘ý đồ chính trị’. Hôm nay đọc bài Diễn biến vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định: Họ đã khai gì? trên báo Tuổi trẻ, nghi vấn của tôi đã sáng tỏ. “Trần Đông Chấn” chính là Trần Huỳnh Duy Thức – giám đốc công ty OCI (ngày trước có bán thẻ gọi điện quốc tế qua internet) đã từng bị bắt vì tội trộm cước viễn thông, và gần đây là bị bắt vì tội mà chính quyền gọi là “phản động”. Bỏ qua việc “đấu tranh dân chủ” đúng hay nhà cầm quyền đúng, ở đây tôi bàn những điều ông Thức (Chấn) viết có đáng được ủng hộ hay không. Tôi ghét bị mị dân. Vì thế những bài viết của ông Thức khiến tôi không có cảm tình với ông ta. Bài viết tưởng như là về kinh tế, được nhiều anh chị em dân văn phòng đọc, nhưng cuối cùng lại lái sang cái điều mà ông ta muốn (thay đổi chế độ chính trị). Bài đó viết không phải với mục đích là phục vụ người đọc, mà để phục vụ ông ta.  Ông ta muốn lừa dối mọi người với những luận điểm tưởng chứng như  “khoa học” nhưng lại chứa đầy lỗ hổng. Chưa kể là mấy cái trò lập blog ảo rồi add vào friend list cho blog nó có vẻ nhiều người ủng hộ… Túm lại, với Lê Công Định hoặc Nguyễn Tiến Trung, tôi còn tạm tin rằng họ có lý tưởng riêng và có thể là vì lợi ích người dân, còn với tay Thức này thì tôi đồng ý với những từ mà nhà cầm quyền dùng: mưu đồ cá nhân, cơ hội, lừa lọc.

Nhân đây cũng muốn lưu ý các bạn đọc, internet là 1 biển thông tin, trong đó có rất nhiều thông tin không chính xác. Chúng ta đọc thì nên chọn lọc và đánh giá xem cái nào đáng tin. Ví dụ như Yahoo hay FPT không thể nào đếm được có bao nhiêu IM gửi đi trên YM để mà “tặng 200đ cho mỗi tin gửi đi và số tiền sẽ được gửi đến nạn nhân XYZ” như một số thông điệp spam thường giả mạo đâu. Và họ cũng có nhiều cách khác để làm từ thiện chứ không phải là khuyến khích mọi người gửi spam tin nhắn (SPIM) như vậy.

Tôi không muốn bị thiên hạ xỏ mũi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *